Với hơn 22 năm hình thành và phát triển, Trường Đại học Văn Hiến hiện đang là một trong những trường Đại học ngoài công lập uy tín đào tạo về nhóm ngành Khoa học xã hội. Khoa Xã hội – Truyền thông Trường Đại học Văn Hiến (tiền thân là Khoa Khoa học Xã hội & Nhân văn) hiện đang có 08 ngành gồm Tâm lý học, Xã hội học, Văn học, Lý luận chính trị, Quan hệ công chúng, Truyền thông Đa phương tiện, Việt Nam học và Văn hóa học. Khoa có chức năng đào tạo và cung cấp nguồn lực có trình độ cử nhân, thạc sĩ thuộc khối ngành khoa học xã hội nhân văn và truyền thông cho đất nước.
THÀNH TỰU VÀ CON SỐ
Hơn 22 năm phát triển
01 ngành đào tạo Sau đại học bậc Thạc sĩ và Tiến sĩ
07 ngành đào tạo Đại học với 14 chương trình đào tạo chuyên sâu
100% sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp
85%sinh viên có việc làm đúng chuyên ngành sau khi tốt nghiệp.
30+ trường đại học, tổ chức giáo dục quốc tế, doanh nghiệp hợp tác
ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT
Đào tạo theo định hướng ứng dụng, ngoài kiến thức tổng quát của ngành, sinh viên được lựa chọn chuyên ngành phù hợp năng lực, sở thích cá nhân.
Các chương trình chuyên ngành cung cấp các kỹ năng, nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động.
Phương pháp đào tạo chú trọng thực hành, trải nghiệm thông qua các hoạt động thực tế, thực tập tại doanh nghiệp.
Hơn 20 năm, hình thành và phát triển, đi kèm với chương trình đào tạo linh hoạt, có tính ứng dụng cao, Khoa và các tổ bộ môn đã hình thành nên nhiều mối quan hệ đa dạng với các doanh nghiệp là những trường THPT, cơ quan truyền thông báo đài, bệnh viện. Không thể không nhắc đến như: THPT Nguyễn Du TP.HCM, THPT Marie Curie, Báo Sài Gòn Giải Phóng, Báo Người Lao động, Bệnh viện Nhi đồng…
Ngoài ra, các doanh nghiệp luôn đồng hành trong các hoạt động của Khoa và tạo điều kiện giúp cho sinh viên của khoa có sự cọ xát, am hiểu ngành nghề ngay từ năm nhất thông qua các chương trình kiến tập, thực tập. Từ đó, tạo điều kiện cho các bạn sinh viên sau khi ra trường có được những việc làm tốt. Nhiều cựu sinh viên đã trở thành thầy cô giáo công tác tại các trường THPT, Cao Đẳng, Đại học. Có nhiều cựu sinh viên đang làm việc tại các cơ quan báo đài như Anh Phạm Đình Vương, MC Hải Triều,… và có cả ở lĩnh vực nghệ thuật như diễn viên hài Minh Dự.
Với bề dày về thành tích, Thầy và trò khoa luôn gìn giữ và phát huy những truyền thống tốt đẹp lâu đời của nhà trường, đi cùng với phương pháp giảng dạy và học tập khoa học. Thầy và trò khoa Xã hội – Truyền thông luôn đứng đầu trong công tác giảng dạy, đào tạo, nghiên cứu và các phong trào sinh viên, văn hóa văn nghệ của trường. Mỗi năm, sinh viên khoa luôn đạt được nhiều thành tích trong các cuộc thi, phong trào nghiên cứu khoa học.
CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO
Ngành Quan hệ công chúng
Mã ngành: 7320108
Chuyên ngành: Truyền thông và sáng tạo nội dung; Tổ chức sự kiện
Ngành Truyền thông đa phương tiện
Mã ngành: 7320104
Chuyên ngành: Sản xuất phim và quảng cáo; Công nghệ truyền thông
Ngành Tâm lý học
Mã ngành: 7310401
Chuyên ngành: Tham vấn và trị liệu tâm lý; Tham vấn tâm lý và quản trị nhân sự
Ngành Xã hội học
Mã ngành: 7310301
Chuyên ngành: Xã hội học truyền thông đại chúng; Xã hội học quản trị nhân sự và tổ chức xã hội.
Ngành Văn học
Mã ngành: 7229030
Chuyên ngành: Văn - Giảng dạy; Văn - Truyền thông; Văn - Quản trị văn phòng
Ngành: Việt Nam học
Mã ngành: 7310630
Ngành: Văn hóa học
Mã ngành: 7229040
Trong năm học 2024 -2025, phát triển các ngành đào tạo gồm:
Mở chương trình Thạc sĩ ngành Tâm lý học
GIÁ TRỊ CỐT LÕI
Dựa trên nền tảng triết lý đào tạo của Trường Đại học Văn Hiến "Thành Nhân trước thành Danh”.
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Đến năm 2030, Khoa Xã hội - Truyền thông trở thành một trung tâm hàng đầu về đào tạo nhân lực trong các ngành Tâm lý học, Văn học, Xã hội học, Quan hệ công chúng và ngành Truyền thông đa phương tiện theo định hướng ứng dụng - nghề nghiệp. Đáp ứng nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các tỉnh phía Nam và cả nước, đạt chuẩn khu vực và quốc tế.
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÂM
Mở rộng ngành nghề, bậc đào tạo; liên tục cải tiến chương trình theo định hướng ứng dụng, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động; tham gia kiểm định chất lượng trong nước và quốc tế các chương trình đào tạo.
Phát triển đội ngũ giảng viên, cải tiến phương pháp giảng dạy theo hướng tăng cường trải nghiệm thực hành, bổ sung giảng viên nước ngoài, xây dựng mô hình trợ giảng.
Phát triển các CLB, đội nhóm gắn với từng chuyên ngành, đẩy mạnh hoạt động giao lưu, các cuộc thi nhằm tạo môi trường để sinh viên phát huy tài năng, tạo cảm hứng trong học tập và trải nghiệm thanh xuân ý nghĩa tại trường đại học.